2/22/2013
0
2/22/2013
Marketing3386
Read More
Không nên lát đá cả sân vườn?
- Đối với những căn nhà đang chuyển đổi sân vườn thành các sàn lát đá, chuyên gia phong thủy cho rằng đó chưa phải là ý hay vì dễ làm cho khu vườn mang nhiều âm khí.
Hiện nay, nhiều gia đình có xu hướng thích lát đá sân vườn. Tuy nhiên, chuyên gia phong thuỷ cho rằng: Thông thường cả trong phong thủy hay trong kiến trúc hiện đại thì sử dụng bất cứ chất liệu gì thái quá cũng không tốt. Phong thủy thường hướng con người ta đến sự cân bằng.
Như vậy, việc sử dụng chất liệu đá quá nhiều trong sân vườn có thể làm cho các chất liệu khác ít được sử dụng. Vì lát đá nên đất trồng cây sẽ bị thu hẹp; đồng thời diện tích đất cho những vi sinh vật phát triển cũng sẽ không còn nhiều. Những dương khí, thổ khí tốt sẽ vì thế mà không phát huy tác dụng. Điều này làm cho khu vườn mang nhiều âm khí. Đây cũng là một điều không có lợi.
Ngoài ra, xét về tính chất vật lý, chất liệu đá là chất liệu hấp thụ nhiệt rất cao. Về mùa hè, khi nhiệt độ lên đến 39 - 40 độ C. Dưới ánh nắng mặt trời nhiệt độ những hòn đá này có thể lên tới 90 độ C. Đến đêm, những hòn đá đã được tích tụ nhiệt ban ngày sẽ toả hơi nóng khiến không khí mát mẻ xung quanh bị ảnh hưởng rất nhiều.
Về mùa đông thì ngược lại, những hòn đá này làm cho khu vườn trở nên lạnh lẽo hơn. Vì thế, các gia đình không nên sử dụng chất liệu đá tràn lan trong sân vườn, vừa lãng phí vừa không hiệu quả. Nếu được, hãy xen kẽ đá và cỏ cây để tạo ra sự cân bằng cho không gian. Đây cũng là xu hướng đang được kiến trúc hiện đại áp dụng.
Bài viết khác
Theo kienthuc
0
Marketing3386
Read More
10 Đại kỵ không thể không biết trong phong thủy
Không chỉ dựa vào một nhân tố Phong Thủy, mà có thể cải biến được vận thế cũng như hoàn cảnh chỗ ở của chúng ta, sự cải biến của Phong Thủy cũng không thể có hiệu quả trong nháy mắt.Nếu đã lựa chọn bài trí cách cục trong nhà ở, không thể không có sự thêm bớt gia giảm các thành phần trong nhà, nhưng làm thế nào để không phạm thêm sai lầm và mọi sự đều tốt đẹp. Đó chính là điều chúng tôi đề cập đến trong “Phong Thủy Nhà Ở 10 Đại Kỵ Không Thể Không Biết”. Đại Kỵ 1: Nếu cửa, cửa sổ mở ra ban công hoặc bên ngoài có ánh nắng chiếu vào chính diện với bếp hoặc thẳng ra cửa đi lại chính, có thể dùng rèm cửa che chắn thường xuyên liên tục. Cửa ra vào chính đối với với chỗ ra ban công sẽ phạm phải cái gọi là “Xuyên Tâm Sát” trong nhà tiền bạc khó mà tích tụ, tất có việc phải phá tài. Phương pháp hóa giải: Đặt một Huyền Quan chắn giữa cửa lớn và cửa thông ra ban công, tại cửa lớn bố trí một bể cá (Hoặc dùng bình phong). Có thể bố trí cửa ra ban công thành cửa sổ, hoặc tốt hơn là treo rèm, nếu không ở ban công có thể kê đặt các loại cây cảnh để hãm bớt luồng khí xung xạ, hoặc trồng loại cây leo giàn. Đại Kỵ 2: Ban Công cũng không thể đối diện trực tiếp với phòng bếp, đây cũng có thể coi là một loại Xuyên Tâm, làm cho khả năng đoàn tụ nhất trí trong nhà yếu, con trai dễ “Ăn Phở”, đàn bà thích leo tường mà đi, con cháu không thích về nhà. Phương pháp hóa giải: Nên đặt chậu hoa hoặc trồng cây leo ngăn cách cốt sao cho trong ngoài không thông nhau được là ổn. Nếu là của đi thì dùng rèm che, cũng có thể đặt huyền quan ngăn cách nhưng phải làm sao cho không ảnh hưởng đến sự đi lại, chỉ cần chỗ ban công không thông thẳng với bếp là được. Đại Kỵ 3: Nếu như trên trần nhà đặt loa phát âm thanh lâu dài, hoặc trên sà nhà hay phát tiếng cót két, có thể coi như một lực lượng xung sát từ trên trần; nếu âm thanh đó ngay trên giường ngủ, thì người nằm dưới giường đó lâu dài sẽ phát sinh bệnh tật. Phương pháp hóa giải: Tốt nhất nên đặt giường ngủ cách xa chỗ đó, hoặc giải quyết dứt điểm không cho phát âm thanh là tốt nhất. Đại Kỵ 4: Nếu trong mệnh kỵ Thủy, trong nhà tất không nên bày bể cá, nếu chỉ biết rằng bày bể cá để tụ tài, mà không biết Hỷ Kỵ của chủ nhà có sự chuyên biệt kỵ húy. Nên nhận biết và tránh đi. Phương pháp hóa giải: Nên phân tích tứ trụ của chủ nhà để xem Hỷ Kỵ thế nào, từ đó rút ra các vật phẩm có tính chất kỵ với chủ nhà. Đại Kỵ 5: Mái che mưa (thường ở sân trước nhà) nên làm thành hình vòng cung, tránh làm thành mũi nhọn; nếu không sẽ làm bất lợi cho chủ nhà, đặc biệt về sức khỏe. Phương pháp hóa giải: Không nên dùng mái che mưa, như nhất định phải làm thì nên làm hình vòm, không được làm hình nhọn. Đại Kỵ 6: Lò bếp không thể đặt đối diện với cửa nhà, cửa ra ban công, cửa phòng bếp, cửa phòng, thường phạm vào sức khỏe không tốt và các việc không may mắn khác. Phương pháp hóa giải: Có thể tại cửa bếp dùng rèm hoặc bình phong che đi. Đại Kỵ 7: Trong nhà không nên tùy ý mà đặt gương kính, dễ tự mình phá vỡ Khí Trường trong nhà. Có lúc do muốn mở rộng diện tích trong nhà mà đặt kính gương, tuy nhiên nếu là phòng ngủ thì tuyệt đối không được đặt kính, làm cho Khí trường bị phản xạ hỗn loạn. Phương pháp hóa giải: Nếu bắt buộc phải đặt gương chỉ nên treo một bên tường, nhất định không nên treo cả hai bên, đặc biệt là đối diện nhau, sẽ tạo thành phản xạ. Nếu không nên dùng các vật dụng trong nhà đặt gương kính (phía trong tủ, trong phòng tắm, trong phòng thay đồ) dùng xong lại che khuất đi. Đại Kỵ 8: Trong nhà sử dụng cây cối chậu cảnh nên thận trọng lựa chọn. Không nên chọn lựa loại cây có lá dài nhọn, dễ làm cho chủ nhân dính vào các chuyện cãi cọ tranh chấp. Các loại cây thuộc họ Quyết và Cát Đằng là các loại cây không nên chọn, đây là các loại cây âm tính, nếu nó tốt tươi tất trong nhà phạm vào các sự “Bất Can Tịnh – Không sạch sẽ”. Phương pháp hóa giải: Nên chọn các loại cây có bản lá to rộng, hoặc các loại cây hoa có sức sống khỏe. Đại Kỵ 9: Nhà Vệ Sinh tuyệt đối không được ở giữa nhà, đây là điều rất quan trọng, bởi vì Trung Cung là Khí tổng quản cả chín cung trong nhà nên nếu để nó ô nhiễm thì tất là tài vận và sức khỏe trong nhà đều không tốt. Phương pháp hóa giải: Nếu như kiến trúc đã chọn phạm vào điều này thì tốt nhất nên sửa đổi, còn nếu không thể sửa thì nên dọn sạch sẽ chỗ đó, bồn tắm cũng cần rửa sạch sẽ thường xuyên, khả dĩ tạm được. Đại Kỵ 10: Ngoài các kiến trúc bên trong thì kiến trúc bên ngoài cũng rất quan yếu. Có người tại mặt ngoài nhà ở bỗng xây, đặt một vật nhô lên như đầu người, đây là điều đại kỵ, nó giống như một cục u máu chắn trước nhà. Đây là hình tượng bất hảo, rất nên tránh xa điều này. Phương pháp hóa giải : Nếu không phải là đặc biệt cần thiết thì không nên tạo dụng các hình tượng như vậy, còn nếu bắt buộc thì nên tham khảo ý kiến các chuyên gia. Bài viết khác Tags: ban an go tu nhien bàn ăn gỗ tự nhiên, giuong ngu go, giường ngủ gỗ |
0
Marketing3386
Read More
Khi xây dựng hoặc mua nhà cần lưu ý những điểm?
Hoàn cảnh lý tưởng của nhà ở là không khí phải lưu thông, ôn độ và ẩm độ được điều tiết, ánh sáng có ảnh hưởng rõ ràng đến tinh thần và sức khỏe, bảo đảm vệ sinh cho sinh hoạt hằng ngày.
Vì vậy cần phải xem xét về: Cát hung của hoàn cảnh bên ngoài nhà ở. Và cát hung của hoàn cảnh bên trong nhà ở.
Phải tính xem có trừ họa hại được không, thiết kế phòng ở thế nào, kiểu cách có rõ ràng, dễ thở, phòng ngủ có bị người nhòm trộm không, ngoại hình các phòng có điều hòa các phương diện hay không.
Việc bố trí phòng ngủ, thư phòng, phòng khách, gian bếp, khu vệ sinh, … có quan hệ trọng yếu đến sức khỏe của chúng ta, nhất thiết phải cẩn thận.
1. Đường đi lấy thông thương làm chính. Đướng sá ở bốn phía quanh nhà thế nào, khoa địa lý đều có nghiên cứu, điều quan trọng nhất là: tuyệt đối không nên có đường đâm thẳng vào trước cửa, vì như thế là chủ về trong nhà bất hòa, con đường kia sẽ mang bệnh tật từ bên ngoài vào nhà và đem cát khí từ trong nhà ra đi.
2. Nhà nằm trên đường hình chữ Đinh, chủ về phá bại. Luận về cát hung, vượng suy của trạch vận, thì có hai loại đường hình chữ Đinh. Một là đường chữ Đinh hướng ngoại, hai là đường hình chữ Đinh hướng nội. Theo kinh nghiệm, loại đường hình chữ Đinh hướng nội là không tốt, sẽ có tai họa nặng, bởi vì phòng ốc không nên bị trực xung (đâm thẳng vào).
3. Chái nhà giống như chân tay của người. Nếu khuyết (thiếu) một bên, coi như tàn phế, không đi lại được. Theo lý luận phong thủy Trung Quốc, nhà mà bên phải không có chái thì nữ nhân chết, bên trái không có chái thì nam nhân vong.
4. Dương trạch (phần từ nền nhà trở lên) có liên hệ mật thiết với họa phúc, cát hung của đời người. Vì trời có thiên vận, đất có địa vận, người có mạng vận, nhà có trạch vận. Nền nhà đằng trước cao, đằng sau thấp là không tốt, vì khí bị tù hãm.
5. Dương trạch tốt nghĩa là các phương diện được điều hòa cân bằng, vừa đề phòng tai họa, vừa đảm bảo vệ sinh ở xung quanh, ánh sáng đầu đủ, lại thông thoáng, yên tĩnh.
6. Khi thiết kế và thi công, phải bảo đảm cho nhà đủ ánh sáng, thích hợp để lòng người thoải mái, sinh hoạt mỹ mãn.
7. Luận về ngoại hình nhà ở, phàm mé bên tả có lưu thủy (sông, dòng chảy), thuật phong thủy gọi là có Thanh Long, mé hữu có đường dài, gọi la có Bạch Hổ, phía trước có ao hồ gọi là Chu Tước, đằng sau có gò cao gọi là Huyền Vũ, thì là đất cực quý.
8. Trước cửa, nhìn thẳng có một ngôi nhà trống, thì nam nữ thường than khóc, nghĩa là hay phát sinh những chuyện bất hạnh.
9. Nhà trước thấp, sau cao, chủ phú quý. Còn trước cao, sau thấp, thì rất bất lợi, lớn bé trong nhà không có tôn ti trật tự.
10. Tối kỵ nơi cư trú ở nơi xung yếu, ở đền chùa, miếu mạo, ở gần nơi thờ cúng có qui mô lớn, ở nơi giao thông bất tiện, cỏ cây cằn cỗi xác xơ, ở ngay nơi dòng chảy xộc thẳng tới, ở ngay nơi sống núi chọc thẳng đến, ở đối diện với cổng nhà lao, ở ngay cửa bể.
11. Phía động nhà có đại lộ (đường lớn) thì nghèo, phía bắc có đại lộ thì hung, phía nam có đại lộ thì phú quý.
12.Cây cối xung quanh chĩa vào nhà là cát, quay lưng vào nhà là hung.
13. Địa hình của gia trạch Mão Dậu, Tý Ngọ, Tý Sửu là bất túc, ở đó thì hung.
14. Nhà dài theo hướng nam bắc, hẹp theo hướng đông tây là cát. Hướng nam bắc mà hẹp, hướng đông tây dài là hung.
15. Nhà ở dưới gầm cầu, sát bên cầu cống, chủ bất lợi cho con cháu.
16. Phía trước nhà không nên đào ao mới, chủ tuyệt tự, xa hơn về phía trước có tềh đào ao hình bán nguyệt.
17. Trước nhà không nên thấy có phiến đá màu hồng, đỏ, trắng, rộng vài ba thước, chủ hung.
18. Nhà trước sau vuông vức, đại cát. Nếu phía sau thót vào hoặc nhọn hoắt, sẽ tuyệt nhân đinh.
19. Phía trước nhà nghe tiếng nước như tiếng rên rỉ bi ai, chủ tán tài.
20. Trước nhà kỵ có hai cái ao, gọi là chữ khốc (khóc). Đầu phía tây có ao, là Bạch Hổ há miệng, đều kỵ.
21. Phàm trước cửa, sau nhà thấy thủy lưu, chủ đau mắt.
22. Trước nhà có đồi, núi bằng, tròn trịa, chủ cát.
23. Phía trước nhà và sau nhà, rãnh nước không nên phân thành hình chữ bát, nước chảy cả ra đằng trước đằng sau, chủ tuyệt tự, tán tái.
24. Phàm giếng nước không được chắn cổng, chủ kiện tụng.
25. Khi xây nhà, kỵ xây tường bao và cổng trước, chủ khó hoàn thành.
26. Phàm hai cánh cổng phải có độ lớn bằng nhau, nếu cánh bên tả lớn hơn, chủ thay vợ, nếu cánh bên hữu lớn hơn, chủ cô quả.
27. Cây lớn chắn ngang trước cửa, chủ tiền tài ít, thân thể yếu.
28. Đầu tường chĩa thẳng vào cửa, chủ bị người đàm tiếu. Đường đan chéo kẹp nhà như gọng kìm, nhân khẩu bất tồn.
29. Trên cùng một mảnh đất, dựng ba ngôi nhà liền nhau, nhà ở giữa không gặp cát lợi.
30. Đền chùa, nhà thờ ở ngay trước cửa nhà, người nhà thường mắc bệnh thần kinh suy nhược.
31. Nhà vệ sinh ở ngay trước cửa thường bị khí độc.
32. Nhà có ba cửa thông luôn, tất chủ nhà thua kém dần.
33. Cột điện lấn vào giữa cửa, chủ không an ninh.
34. Luận về Ngũ Hành bốn mùa, trong vòng 18 ngày trước các tiết Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông kỵ động thổ, phá thổ.
35. Phòng ngủ của nhà ở, phải chọn phương sinh vượng. Trong phòng phải sáng sủa, kỵ tối mờ, trước cửa sổ kỵ mái nhà khác đâm thẳng vào hoặc kỵ máng xối.
36. Trước sau nhà ở kỵ bếp, phía sau phòng kỵ có giếng.
37. Nhà ở kỵ ngay sau đền chùa, kỵ đối diện với gian bếp nhà khác.
38. Nhà cửa kỵ nhiều cửa sổ, phòng kỵ cửa kiểu hình cánh bướm.
39. Cầu thang kỵ xộc thẳng cửa phòng.
40. Đặt giường tối kỵ phương tiết (thoát) khí, ắt chủ về tuyệt tự, ví dụ Khảm Trạch thì kỵ phương vị đông bắc và chính tây.
41. Đặt giường tốt nhất chọn cát phương. Giường đặt ngay dưới xà chính, trước giường kỵ có cột, sau giường kỵ có khoảng trống. Hai đầu không nên sát tường, kỵ mở cửa ngay bên đầu giường.
42.Kỵ kê giường bên dười cầu thang, kỵ đầu giường có bếp lò, sau giướng có giếng.
43. Phía dưới phòng ngủ trên lầu, không nên đặt bàn thờ, chủ không bình an.
44. Phàm xây nhà lầu không thể phân rõ chủ khách, hướng ngồi. Ví dụ, ngồi hướng bắc nhìn về hướng nam thì cổng tất phải ở phía nam hoặc phía đông, hoặc phía tây, sau lưng nhà hoặc hai bên có thể làm cửa ngách, để hình dáng nhà có chủ có khách.
45. Xây lầu chớ nên xây quá cao so với xung quanh, cao quá tất nguy hiểm, dễ bị người nhòm ngó, công kích.
46. Nhà láng giềng bốn phía đều cao, nhà mình không nên làm quá thấp. Nếu thấp so với mé bên tả, chủ về xuất hiện cô phụ (chồng chết), nếu thấp co với bên hữu chủ khắc thê. Nếu hai góc tả hữu có giếng, chủ tự sát, nếu phía sau có giếng, chủ trộm cắp.
47. Luận về quan hệ với người, cần coi phòng ốc là tối quan trọng, lại coi phòng ngủ làm trọng.
48. Gian kho, chứa các vật dụng lặt vặt, có thể bố trí ở phương vị bất lợi, nhưng nếu là tiệm buôn, thì hàng hóa phải để ở nơi có phương vị tốt nhất
49. Luận quan hệ giữa phòng với cửa, thì người mạng Đông tứ trạch theo các phương Khảm, Ly, Chấn, Tốn là cát. Người mạng Tây tứ trạch theo các phương Càn, Khôn, Cấn, Đoài là cát.
50. Theo trú trạch phong thủy, kỵ nhà có chỗ lồi lên ở hướng đông và đông bắc.
• Nhà có chỗ lồi ở hướng đông nam, có thể gặp lương duyên trời ban (Tốn vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng tây nam, chủ nữ nhân được lợi và sung sướng (Khôn vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng tây bắc, có thuộc hạ giúp, mau phát (Càn vị).
• Nhà có chỗ lồi ở hướng tây, đời sống rất phong túc (Đoài vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng bắc, sinh lý hòa hợp (Khảm vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng nam, đầu óc minh mẫn, có tài cán (Ly vị).
• Nhà có chỗ lồi ở hướng đông nam, có thể gặp lương duyên trời ban (Tốn vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng tây nam, chủ nữ nhân được lợi và sung sướng (Khôn vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng tây bắc, có thuộc hạ giúp, mau phát (Càn vị).
• Nhà có chỗ lồi ở hướng tây, đời sống rất phong túc (Đoài vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng bắc, sinh lý hòa hợp (Khảm vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng nam, đầu óc minh mẫn, có tài cán (Ly vị).
Bài viết khác
2/05/2013
0
2/05/2013
Marketing3386
Read More
Mắm cáy Bình Lục
Học tập nơi đô thị phồn hoa, tôi đã có dịp thưởng thức không ít món ăn: lạ có, quen có, thế nhưng tôi đã không thể nào dứt được nỗi nhớ về hương vị mằn mặn của vị phù sa sông, mùi hăng hăng đặc trưng của mắm cáy quê nhà, hương vị của mắm cáy chỉ ăn một lần là nhớ mãi…
Hà Nam không chỉ nổi tiếng là quê hương gạo đồng phù sa, mà còn nổi tiếng bởi một loại mắm đặc biệt có vị hăng hăng, cay cay, thơm thơm. Đó chính là mắm cáy. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng….nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục. Chú Nguyễn Văn Thành, người có thâm niên chế biến mắm cáy hơn chục năm nay ở xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục tâm sự: “làm mắm cáy đơn giản nhưng muốn mắm có hương vị đậm đà, thơm ngon thì cũng phải làm công phu lắm”.Để làm nên loại mắm cáy thơm ngon đặc biệt, người làm mắm phải chọn được những con cáy tươi ngon nhất. Cáy sau khi bắt từ đồng về, được rửa sạch rồi đem giã nhuyễn trong cối đá. Trong quá trình nêm giã sẽ nêm muối tinh đủ độ mặn, cho tất cả vào một hũ sành cùng với giềng hoặc gừng đập dập. Tiếp theo lấy vải màn bịt chặt hũ lại phơi nắng một ngày rồi đem chôn dưới đất, để càng lâu mắm cáy càng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Mắm cáy khi thành phẩm sẽ có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ mùi vị, có vị mằn mặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng… Mắm cáy Bình Lục đã trở thành một sản phẩm độc đáo. Nhiều đoàn khách du lịch đi qua Hà Nam đều không quên ghé chân mua mắm cáy Bình Lục về làm quà. Mắm cáy rất thích hợp dùng để chấm thịt luộc, rau luộc và xào nấu thức ăn…Lần nào về thăm nhà, tôi cũng được thưởng thức món rau lang luộc xanh nõn chấm với nước mắm cáy pha một chút ớt tỏi mẹ làm, tôi ăn đến cạn cả cháy mà vẫn còn thòm thèm. Mẹ thấy vậy thì cười rất tươi rồi ngân nga: “Ăn thịt bò lo ngay ngáy - Ăn mắm cáy ngáy o o”. Như vậy, có thể nói mắm cáy đã đi vào cuộc sống của người dân, là món quà mà ai đã từng gắn bó với tuổi thơ mình với nó, hẳn khó có thể nào quên.
Bài viết khác
|
0
Marketing3386
Phong cách ăn mỳ của người nhật
Read More
0
Marketing3386
Read More
Mứt tết người việt
Xuân về, khắp nơi nơi trên dải đất Việt lại hân hoan mừng vui đón tết. Tết đã đi vào tâm thức người Việt như một phong tục đẹp mang âm hưởng của núi sông, dân tộc. Trong ngày tết, bánh chưng xanh, đào đỏ, mai vàng là biểu tượng không thể thiếu, nhưng có một thứ quà tết cũng vô cùng quan trọng, đó là mứt tết.
Mứt là một trong những món quà tết không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Từ xa xưa, mỗi độ xuân về là các bà, các mẹ lại chuẩn bị bao nguyên liệu để làm mứt tết. Mứt tết của người Việt vô cùng phong phú và đa dạng thể hiện một bản sắc ẩm thực vô cùng độc đáo. Trong các loại mứt tết thì quý và ngon nhất là mứt sen trần, ngoài ra còn có các loại khác như: Mứt bí, mức gừng, mứt mận, mứt quất, mứt lạc (trứng chim), mút xu hào, mứt hồng tàu, mứt cà chua… Một hộp mứt có 5 thứ gọi là ngũ vị, còn 10 thứ là mứt thập cẩm
Mứt sen ở đâu là ngon nhất, có lẽ là Hà Nội. Quả thật, những hạt sen khô từ mùa hè, có khi là từ năm trước được đem ninh nhừ, nhào đường vừa đủ ngấm hoàn toàn vào viên sen, không thừa đường ra phía ngoài, bị lấm tấm trắng vì đường kết tinh cái vỏ. Mỗi viên mứt sen ngọt sắc, nhưng mang màu vàng ươm, long lanh như viên ngọc màu vàng, rỗng phía giữa (chỗ cái tâm sen đã bị bỏ). Một chiếc đĩa con đựng mươi viên để tiếp khách, có chiếc tăm gác bên cạnh, sau này có lọai đĩa nhôm, đĩa mạ bạc để ăn mứt.Mứt sen ngon, ngọt nhưng không thơm. Đi cùng nó không là nước vối, nước chè tươi mà chỉ có thể là chè khô (trước gọi là chè tầu) hoặc quý hơn nữa là chè mạn sen hảo hạng, mà người sành đã có câu ca: Làm trai biết đánh tổ tôm/Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều. Mứt sen không thể ăn nhiều. Trẻ nhỏ có thể nắm một nắm mứt trứng chim cho vào túi vừa chơi, vừa ăn, mứt sen thì không. Vả lại mứt sen quý nên đắt, không thể thoả mãn với cái lưỡi ưa ngọt của người bé.
Cùng với mứt sen trần thì mứt gừng, mứt quất, mứt dừa cũng là những món quà không thể thiếu ngày tết. Cứ tầm đầu tháng, những củ gừng già tươi, những trái quất vàng ươm hay dứa trắng lại được các mẹ, các chị lựa chọn kỹ lưỡng để chuẩn bị làm mứt tết. Gừng được thái mỏng hình chữ nhật hoặc hình vuông, sau đó ngâm nước vôi trong hai ba giờ rồi trần qua nước sôi, để ráo. Gừng ướp với đường sau đó cho hỗn hợp đó vào đun nhỏ lửa, dùng đũa to đảo thật đều tay. Tới khi đường quyện lại, cho vanilla vào, đảo đều tới khi đường bám vào bề mặt miếng gừng tạo thành lớp bột màu trắng là được. Công đoạn là vậy nhưng để chế biến ra những túi mứt gừng, mứt quất vàng thơm ngon là bao công sức và tâm huyết. Chính vì vậy, những túi mứt làm quà tết mới trở lên ý nghĩa và quý giá đến nhường nào.
Xưa là vậy còn ngày nay, mứt vẫn là món quà quý trong những ngày tết của dân tộc Việt. Không những vậy, ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại như mứt dừa, mứt na, mứt sầu riêng, mứt me nguyên quả.... làm phong phú hơn hương vị ẩm thực tết Việt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người Việt có nhiều biến đổi, mứt công nghiệp cũng vì thế xuất hiện nhiều. Mứt giả, mứt kém chất lượng lan tràn làm người tiêu dùng khó lựa chọn những hộp mứt làm quà tết mà thay vào đó là những hợp quà bánh khác. Tết Việt sẽ ra sao nếu thiếu đi những hộp mứt. Hãy giữ gìn và bảo tồn văn hóa mứt để hồn ẩm thực tết Việt mãi trường tồn và phát triển.
Bài viết khác
|
2/04/2013
0
2/04/2013
Marketing3386
Thiết bị vệ sinh – Một bộ sưu tập mới được gọi là EGG từ Pozzi-Ginori là một thiết kế bởi các công ty sản xuất lớn của gốm sứ được gọi là phòng tắm, Saintec. Bộ sưu tập này là sự kết hợp của tủ gỗ tự nhiên và thiết bị vệ sinh tuyệt vời.
Read More
Tủ phòng tắm bằng gỗ và gốm vệ sinh
Thiết bị vệ sinh – Một bộ sưu tập mới được gọi là EGG từ Pozzi-Ginori là một thiết kế bởi các công ty sản xuất lớn của gốm sứ được gọi là phòng tắm, Saintec. Bộ sưu tập này là sự kết hợp của tủ gỗ tự nhiên và thiết bị vệ sinh tuyệt vời.
Nó được đặc trưng bởi các đường mịn màng và mềm mại của nó. Chậu rửa, nhà vệ sinh, được lấy cảm hứng từ một cái nhìn đơn giản. Với bộ sưu tập này, bạn có thể cung cấp toàn bộ nội thất phòng tắm và tạo ra một bầu không khí thư giãn và thoải mái. Những tủ gỗ được trình bày trong các phiên bản khác nhau. Ngoài các tủ chậu rửa mặt, có sự lựa chọn gương với kệ thực tế có sẵn. Các mục này trông rất thanh lịch, hiện đại và cũng rất đẹp. Những bồn rửa này có thể được đặt trên tường.
Bồn rửa bằng gốm
Bồn rửa bằng gốm và gỗ
Bồn vệ sinh đôi
Bồn vệ sinh hình quả trứng
Chậu thiết kế đơn giản
Không gian phòng tắm yên tĩnh
Phong cách cá tính
Phòng tắm ngoài trời
Sự kết hợp của gỗ và gốm
Thiết kế hợp thời trang
Tường gỗ thiết kế độc đáo
Bài viết khác
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)