Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà hàng - Ẩm Thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà hàng - Ẩm Thực. Hiển thị tất cả bài đăng

2/05/2013

0

Mắm cáy Bình Lục

  • 2/05/2013
  • Marketing3386
  • Học tập nơi đô thị phồn hoa, tôi đã có dịp thưởng thức không ít món ăn: lạ có, quen có, thế nhưng tôi đã không thể nào dứt được nỗi nhớ về hương vị mằn mặn của vị phù sa sông, mùi hăng hăng đặc trưng của mắm cáy quê nhà, hương vị của mắm cáy chỉ ăn một lần là nhớ mãi…

    mam-cay-binh-luc-1
    Ảnh: anhp.vn
    Hà Nam không chỉ nổi tiếng là quê hương gạo đồng phù sa, mà còn nổi tiếng bởi một loại mắm đặc biệt có vị hăng hăng, cay cay, thơm thơm. Đó chính là mắm cáy. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng….nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục. Chú Nguyễn Văn Thành, người có thâm niên chế biến mắm cáy hơn chục năm nay ở xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục tâm sự: “làm mắm cáy đơn giản nhưng muốn mắm có hương vị đậm đà, thơm ngon thì cũng phải làm công phu lắm”.Để làm nên loại mắm cáy thơm ngon đặc biệt, người làm mắm phải chọn được những con cáy tươi ngon nhất. Cáy sau khi bắt từ đồng về, được rửa sạch rồi đem giã nhuyễn trong cối đá. Trong quá trình nêm giã sẽ nêm muối tinh đủ độ mặn, cho tất cả vào một hũ sành cùng với giềng hoặc gừng đập dập. Tiếp theo lấy vải màn bịt chặt hũ lại phơi nắng một ngày rồi đem chôn dưới đất, để càng lâu mắm cáy càng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Mắm cáy khi thành phẩm sẽ có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ mùi vị, có vị mằn mặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng… Mắm cáy Bình Lục đã trở thành một sản phẩm độc đáo. Nhiều đoàn khách du lịch đi qua Hà Nam đều không quên ghé chân mua mắm cáy Bình Lục về làm quà. Mắm cáy rất thích hợp dùng để chấm thịt luộc, rau luộc và xào nấu thức ăn…Lần nào về thăm nhà, tôi cũng được thưởng thức món rau lang luộc xanh nõn chấm với nước mắm cáy pha một chút ớt tỏi mẹ làm, tôi ăn đến cạn cả cháy mà vẫn còn thòm thèm. Mẹ thấy vậy thì cười rất tươi rồi ngân nga: “Ăn thịt bò lo ngay ngáy - Ăn mắm cáy ngáy o o”. Như vậy, có thể nói mắm cáy đã đi vào cuộc sống của người dân, là món quà mà ai đã từng gắn bó với tuổi thơ mình với nó, hẳn khó có thể nào quên.

    Bài viết khác
    Read More
    0

    Phong cách ăn mỳ của người nhật

  • Marketing3386
  • Để thưởng thức mì ramen, phải thích cái không khí và sự chung đụng của các quán nhỏ; phải thích tiếng húp, nuốt ồn ào của các người ăn. Với đa số người Nhật, ăn mì như thế mới ngon..
    Người Nhật có ba loại mì: soba là loại mì sợi nhỏ;oudon là loại mì sợi to làm bằng bột lúa mạch ba góc; mì làm theo lối Trung Quốc, gọi là ramen, thì luôn được ăn với nước lèo nóng, các lát thịt heo xá xíu và rau.

    phong-cach-an-my-cua-nguoi-nhat-1
    Thường là ngồi trên chiếc ghế đẩu thô sơ trước quầy hàng của các quán cóc, người ta mới được ăn những tô mì ramen ngon nhất.
    Khi đói bụng, một người Nhật - nếu ông ta không muốn tiêu quá nhiều tiền hay khi ông ta cần một món ăn nóng sau một tối nhậu say - không ăn sushi hay các món ăn cầu kỳ, mà ăn một tô mì ramen.Các quán mì hầu như không được ghi trong cuốn sách hướng dẫn (guide) của hãng Michelin (Pháp) về các tiệm ăn ở Tokyo. Thế mà như ta biết, số sao mà cuốn guide này đã thưởng cho các tiệm ăn ở Tokyo năm 2010 nhiều gấp gần ba lần so với Paris: Tokyo đã nghiễm nhiên trở thành thủ đô ẩm thực của thế giới! Phải chăng là vì các chuyên gia quá kén ăn của cuốn guide “Michelin” cho rằng món mì ramen là quá “bình dân” nên không đáng nhắc đến? Thực ra, cũng không cần đi đến các khu phố nghèo mới tìm ra các tiệm mì ramen, vì chúng hiện diện gần như ở khắp nơi: có đến hơn 4.000 tiệm ở Tokyo và hơn 200.000 tiệm ở cả nước Nhật.Dù rất bình dân, món mì được nhiều người sành ăn ca ngợi. Rất nhiều sách hướng dẫn, tạp chí, chương trình truyền hình, trang web hay sách hình chuyên bàn về nó, giới thiệu các món mì đặc biệt và các cách làm mì. Thành phố Yokohama dành cho nó cả một bảo tàng. Còn có cả các lộ trình nên theo để tìm được các quán mì ngon: giống như trong các cuộc hành hương đến các ngôi chùa danh tiếng, những người mê ăn mì thường yêu cầu chủ quán đóng dấu vào một cuốn sổ để chứng thực là họ đã từng đến ăn!
    phong-cach-an-my-cua-nguoi-nhat-2
    Vào buổi trưa, thực khách sắp hàng rất dài trước các tiệm mì nổi tiếng, thường khá rẻ: chưa đến 9 USD một tô.
    Đối với người Nhật, mì ramen gắn liền với lịch sử của đất nước họ. Nó là món ăn của người nghèo và của các thời buổi khan hiếm. Nó cũng đã nuôi sống nhiều thế hệ sinh viên túng tiền. Ngay cả hiện nay, nếu ta hỏi một bé con là nó muốn ăn gì, thì nó thường trả lời: mì ramen!
    Các tô mì ramen xuất hiện ở Nhật vào nửa sau của thế kỷ 19 ở các hải cảng như Yokohama, nơi có nhiều người Trung Quốc đến lập nghiệp. Chính họ đã đưa món mì ramen vào Nhật. Nhưng món mì ramen chỉ thực sự được nhiều người Nhật ưa thích từ sau thế chiến II, như ta thấy trong phim Hương vị cơm ăn với nước chè xanh (1952) của Yasujiro Ozu. Rồi nó lại càng phổ biến cùng với sự xuất hiện của loại mì ăn liền đựng trong cốc làm bằng bìa cứng (cup noodle), được tung ra thị trường vào năm 1970. Như ta biết, các gói mì ăn liền đã được Momofuku Ando “phát minh” trước đó mười ba năm.
    Cùng với sự phồn vinh của Nhật, món mì ramen trở nên đa dạng hơn, với các gia vị của riêng mỗi vùng: có đến 28 tỉnh (trên 47) tạo ra được món mì đặc sản. Trong phim Tampopo (1982), nhà đạo diễn Juzo Itami đã ca ngợi hết lời nghệ thuật mì ramen.
    Thường là ngồi trên chiếc ghế đẩu thô sơ trước quầy hàng của các quán cóc, người ta mới được ăn những tô mì ngon nhất. Thông thường, người chủ tiệm tự làm các tô mì rồi dọn cho khách. Theo những người sành ăn, cái ngon của tô mì ở cả trong nước lèo hơi lềnh nấu bằng xương heo.
    Để thưởng thức mì ramen, phải thích cái không khí và sự chung đụng của các quán nhỏ; phải thích tiếng húp, nuốt ồn ào của các người ăn, điều mà người châu Âu vốn cho là thô tục: nhưng ở Nhật mọi tầng lớp xã hội đều ăn mì như thế cả. Thỉnh thoảng mới nghe vài câu nói ngắn, vì mọi người đến đó không phải để trò chuyện.
    Khuôn mặt của người ăn thường biến mất sau tô mì, được nâng lên đến tận miệng để không một giọt nước lèo hay một sợi mì nào bị rơi xuống đất. Nó chỉ hiện ra trở lại sau khi tô mì sạch bóng được trả lại cho chủ quán. Rất hài lòng, người vừa ăn xong mỉm cười khoái trá.
    Tất cả những điều vừa miêu tả đúng là không mấy “thanh lịch”, nhưng đối với đa số người Nhật, phải ăn mì như thế thì mới ngon.

    Bài viết khác
    Read More
    0

    Mứt tết người việt

  • Marketing3386
  • Xuân về, khắp nơi nơi trên dải đất Việt lại hân hoan mừng vui đón tết. Tết đã đi vào tâm thức người Việt như một phong tục đẹp mang âm hưởng của núi sông, dân tộc. Trong ngày tết, bánh chưng xanh, đào đỏ, mai vàng là biểu tượng không thể thiếu, nhưng có một thứ quà tết cũng vô cùng quan trọng, đó là mứt tết.
     Mứt là một trong những món quà tết không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Từ xa xưa, mỗi độ xuân về là các bà, các mẹ lại chuẩn bị bao nguyên liệu để làm mứt tết. Mứt tết của người Việt vô cùng phong phú và đa dạng thể hiện một bản sắc ẩm thực vô cùng độc đáo. Trong các loại mứt tết thì quý và ngon nhất là mứt sen trần, ngoài ra còn có các loại khác như: Mứt bí, mức gừng, mứt mận, mứt quất, mứt lạc (trứng chim), mút xu hào, mứt hồng tàu, mứt cà chua… Một hộp mứt có 5 thứ gọi là ngũ vị, còn 10 thứ  là mứt thập cẩm

    mut-trong-am-thuc-tet-viet-1
    Mứt sen ở đâu là ngon nhất, có lẽ là Hà Nội. Quả thật, những hạt sen khô từ mùa hè, có khi là từ năm trước được đem ninh nhừ, nhào đường vừa đủ ngấm hoàn toàn vào viên sen, không thừa đường ra phía ngoài, bị lấm tấm trắng vì đường kết tinh cái vỏ. Mỗi viên mứt sen ngọt sắc, nhưng mang màu vàng ươm, long lanh như viên ngọc màu vàng, rỗng phía giữa (chỗ cái tâm sen đã bị bỏ). Một chiếc đĩa con đựng mươi viên để tiếp khách, có chiếc tăm gác bên cạnh, sau này có lọai đĩa nhôm, đĩa mạ bạc để ăn mứt.Mứt sen ngon, ngọt nhưng không thơm. Đi cùng nó không là nước vối, nước chè tươi mà chỉ có thể là chè khô (trước gọi là chè tầu) hoặc quý hơn nữa là chè mạn sen hảo hạng, mà người sành đã có câu ca: Làm trai biết đánh tổ tôm/Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều. Mứt sen không thể ăn nhiều. Trẻ nhỏ có thể nắm một nắm mứt trứng chim cho vào túi vừa chơi, vừa ăn, mứt sen thì không. Vả lại mứt sen quý nên đắt, không thể thoả mãn với cái lưỡi ưa ngọt của người bé.

    mut-trong-am-thuc-tet-viet-2
    Cùng với mứt sen trần thì mứt gừng, mứt quất, mứt dừa cũng là những món quà không thể thiếu ngày tết. Cứ tầm đầu tháng, những củ gừng già tươi, những trái quất vàng ươm hay dứa trắng lại được các mẹ, các chị lựa chọn kỹ lưỡng để chuẩn bị làm mứt tết. Gừng được thái mỏng hình chữ nhật hoặc hình vuông, sau đó ngâm nước vôi trong hai ba giờ rồi trần qua nước sôi, để ráo. Gừng ướp với đường sau đó cho hỗn hợp đó vào đun nhỏ lửa, dùng đũa to đảo thật đều tay. Tới khi đường quyện lại, cho vanilla vào, đảo đều tới khi đường bám vào bề mặt miếng gừng tạo thành lớp bột màu trắng là được. Công đoạn là vậy nhưng để chế biến ra những túi mứt gừng, mứt quất vàng thơm ngon là bao công sức và tâm huyết. Chính vì vậy, những túi mứt làm quà tết mới trở lên ý nghĩa và quý giá đến nhường nào.

    mut-trong-am-thuc-tet-viet-3
    Xưa là vậy còn ngày nay, mứt vẫn là món quà quý trong những ngày tết của dân tộc Việt. Không những vậy, ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại như mứt dừa, mứt na, mứt sầu riêng, mứt me nguyên quả.... làm phong phú hơn hương vị ẩm thực tết Việt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người Việt có nhiều biến đổi, mứt công nghiệp cũng vì thế xuất hiện nhiều. Mứt giả, mứt kém chất lượng lan tràn làm người tiêu dùng khó lựa chọn những hộp mứt làm quà tết mà thay vào đó là những hợp quà bánh khác. Tết Việt sẽ ra sao nếu thiếu đi những hộp mứt. Hãy giữ gìn và bảo tồn văn hóa mứt để hồn ẩm thực tết Việt mãi trường tồn và phát triển.

    Bài viết khác
    Read More

    2/04/2013

    0

    Món Ngon cho ngày Tết

  • 2/04/2013
  • Marketing3386

  • Nộm luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết. Vị thanh mát của món ăn này giúp trung hòa lượng đạm, dầu mỡ có trong những đồ ăn khác trong cơ thể. Hãy bổ sung nguồn vitamin, rau quả tươi vào bữa ăn gia đình bằng những món nộm hấp dẫn nhé.

    Nộm xoài xanh

    mon-ngon-3a
    Nguyên liệu: 
    - 2 quả xoài xanh, gọt vỏ, thái sợi nhỏ
    - 100g giá đỗ đãi sạch vỏ
    - 100g dừa tươi nạo sợi nhỏ
    - 3 thìa rau mùi thái nhỏ
    - 2 quả ớt tươi, bỏ hạt, thái nhỏ
    - 1 thìa gừng thái nhỏ
    - 2 quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt
    - 1, 2 bát lạc hoặc hạt điều rang chín
    - Gia vị: đường, mắm
    Cách làm:
    - Trộn xoài với giá đỗ, rau mùi trong một chiếc tô lớn.
    - Cho chảo lên bếp đun nóng, cho dừa nạo vào đảo đều tay đến khi ngả thành màu vàng là được.
    - Pha nước trộn gồm: mắm, đường, cốt chanh, gừng, ớt thái nhỏ. Nếm nước trộn thấy vừa miệng là được.
    - Cho hỗn hợp nước trộn này vào bát xoài, đảo đều tay, để gia vị thẩm thấu vào nhau trong 30 phút.
    - Trước khi ăn, thì rắc hạt điều rang hoặc lạc rang lên đĩa nộm.
    Nộm gà
    mon-ngon-2
    Nguyên liệu:
    - 300g thịt ức gà
    - 3 cây sả, bỏ vỏ, lấy phần nõn thái nhỏ
    - 3 thìa nước mắm
    - 4 thìa đường đường
    - 2 thìa cốt chanh tươi
    - 2 thìa tương ớt ngọt
    - 200g bắp cải, rửa sạch, thái nhỏ
    - 1 củ cà rốt gọt vỏ, bào thành sợi mỏng
    - ½ củ hành tây nhỏ, thái nhỏ
    - 4 thìa rau mùi, bạc hà thái nhỏ.
    - 1, 2 bát lạc rang
    - 3 thìa hành phi khô

    Cách làm:

    - Thịt ức gà rửa sạch, cho vào nồi cùng với sả, đổ ngập nước, đun sôi rồi giảm nhỏ lửa nấu đến khi thịt chín.
    - Chờ thịt bớt nóng, dùng tay xé thành sợi mỏng.
    - Pha hỗn hợp gồm nước trộn gồm: đường, nước cốt chanh, tương ớt sao cho lượng gia vị vừa đủ.
    - Trộn đều bắp cải, cà rốt, hành tây, rau mùi và bạc hà vào một cái tô to. Sau đó, cho thịt gà và nước trộn vào tô, trộn đều tất cả, để 30 phút cho gia vị ngấm đều.
    - Khi ăn, cho nộm ra đĩa, rắc lạc rang và hành phi lên.
    Nộm bún tàu đậu phụ

    mon-ngon-1
    Nguyên liệu 
    - 100g miến đậu xanh, cắt dài 5- 10cm, ngâm hoặc trần nước sôi cho miến mềm và nở.
    - 2 bìa đậu, thái miếng mỏng, rán vàng và thái sợi.
    - 1 củ cà rốt, thái chỉ, chần qua 1 lượt nước sôi.
    - 1 củ hành tây, xắt khoanh mỏng.
    - 1 quả ớt đỏ, thái sợi và ngâm với giấm và đường.
    - 1 mớ rau mùi thái nhỏ
    - Gia vị: hạt nêm, xì dầu, đường, cốt chanh

    Cách làm: 

    - Pha nước trộn gồm: hạt nêm, xì dầu, đường, cốt chanh, ớt thái nhỏ.
    - Trộn đều tất cả miến, đậu phụ rán, cà rốt, hành tây, rau mùi vào chung một cái đĩa rộng, rưới nước trộn lên trên, đảo đều tay cho thẩm thấu gia vị.
    - Nếu bạn muốn ăn đậm hơn thì có thể thêm chút xì dầu nhé.
    Chúc bạn ngon miệng !

    Tags:  ẩm thực nhật bản , món ăn nhật bản, lẩu nướng nhật bản, nhà hàng nhật bản tại hà nội, nha hang nhat ban tai ha noi
    Read More
    0

    Không gian ẩm thực sang trọng tại Probeef

  • Marketing3386
  • Tọa lạc tại 104 Yết Kiêu, Hà Nội với 5 tầng và sức chứa gần 300 thực khách, nhà hàng Probeef nổi bật với tông màu nâu sang trọng, đặc trưng.

    Sự phối hợp màu sắc hài hòa, sáng tạo, cách bài trí chuyên nghiệp cùng hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống hút khói, hút mùi, lọc khí, diệt khuẩn, tạo ion âm (-) và ozon làm không khí nhà hàng luôn trong lành thoáng đãng, mang đến cho thực khách cảm giác mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

    nha-hang-25
    nha-hang-26Nếu muốn vừa thưởng thức những món ăn độc đáo vừa ngắm nhìn dòng người của phố phường Hà Nội, bạn hãy chọn một chỗ ngồi thích hợp tại tầng 1 hoặc 2. Hệ thống phòng VIP sang trọng, lịch sự ở tầng 3 tạo không gian riêng biệt. Tầng 4 là một không gian mở, thích hợp cho các cuộc tập trung, hội họp như sinh nhật, tổng kết năm... với sức chứa 50 người.
    Probeef là nơi có các món bò của Việt Nam với tám loại nước lẩu được tạo bởi nước hầm xương, các hương liệu thiên nhiên và các gia vi nhập từ nhiều nước phát triển trên thế giới. Các món bò đã tẩm ướp bằng nhiều hương liệu có nguồn gốc thảo mộc cũng như gia vị nhập khẩu được nướng tại bàn bằng hệ thống bếp nướng không khói, không mùi và được nhập khẩu 100% từ nhà sản xuất Hàn Quốc theo đơn đặt hàng riêng của nhà hàng.
    Ngoài món bò được chế biến theo phong cách Âu, Á, nhà hàng này còn có rất nhiều món khác, điển hình là các món cá hồi mà nguyên liệu được nhập trực tiếp Nauy và một loạt các món hải sản tươi sống khác như: tôm hùm, cua bể, cá tầm, cá song, cá chình, mực, tu hài…

    Nhằm giảm chi phí cho khách hàng, các món ăn trong thực đơn mới đều được giảm giá tới 25%. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc chọn món, Probeef có hàng chục set menu với giá ưu đãi. Theo đó, chỉ với hơn 800.000 đồng (cho 6 người), bạn đã có một bữa tiệc ngon lành trong không gian lịch sự, sang trọng và được các nhân viên chăm sóc một cách tận tình, chu đáo.nha-hang-27nha-hang-28

    Nhà hàng bò Probeef: 104 Yết Kiêu, Hà Nội

     Tags: ẩm thực nhật bản , món ăn nhật bản, lẩu nướng nhật bản, nhà hàng nhật bản tại hà nội, nha hang nhat ban tai ha noi

    Read More
    0

    Hào Nhật tươi nướng phô mai

  • Marketing3386
  •  

    Hào Nhật tươi nướng phô mai là một trong những món ăn mang đặc trưng phong cách Nhật. Món ăn có vị thơm nồng của thịt hào nướng quyện với pho mai, vị ngon, ngọt đậm dà và rất đặc trưng của sốt bexamen.

    Nguyên liệu:Một kg hào Nhật tươi, một thìa sốt pho mai, muối, tiêu, gia vị, 2 thìa sốt bexamen, một cây xà lách, một củ cải đỏ.Thực hiện:
    Hào Nhật tươi sơ chế sạch, tách vỏ riêng, nhân riêng. Nhân hào Nhật đem ướp với sốt bexamen khoảng 7 phút, đặt nhân hào đã ướp vào vỏ hào, sau đó phết sốt phô mai lên trên, bỏ vào lò nướng vàng cho đến khi dậy mùi thơm là được. Xếp hào đã nướng ra đĩa, trang trí cùng xà lách và củ cải đỏ.
    nha-hang-23
    Hào Nhật tươi nướng pho mai.
    Món ăn có vị thơm nồng của thịt hào nướng quyện với pho mai, vị ngon, ngọt đậm dà và rất đặc trưng của sốt bexamen. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị rất đặc sắc và tinh tế trong cách chế biến món hải sản của người Nhật. Món này thường thưởng thức kèm salad rau trộn.
    nha-hang-24
    Không gian rộng mở tại tầng 2 - Asahi Hot Pot
    Bạn có thể thưởng thức món hào Nhật tươi nướng pho mai tại địa chỉ nhà hàng Asahi Hot Pot: 76 Triệu Việt Vương, Hà Nội - Tel: (04) 39447966; Hotline: 0902 286 286 - Website: http://www.asahihotpot.vn
    Từ ngày 3/11, Nhà hàng Asahi Hot Pot giới thiệu chương trình “Lẩu ấm ngày đông” gồm 3 set menu ưu đãi. Thực khách sẽ được tặng ngay một món quà Nhật Bản khi dùng theo thực đơn giới thiệu. 

    Tags: 
    ẩm thực nhật bản , món ăn nhật bản, lẩu nướng nhật bản, nhà hàng nhật bản tại hà nội, nha hang nhat ban tai ha noi , nha hang nhat ban o ha noi , nhà hàng nhật bản ở hà nội
    Read More
    0

    Bánh xèo hải sản phố Trấn Vũ

  • Marketing3386
  • Với giá 45.000 đồng/chiếc, bánh xèo hải sản không chỉ lạ miệng mà còn vừa túi tiền so với một món ăn mang hương vị Nhật Bản.

    nha-hang-19
    Thời gian này, đi ngang phố Trấn Vũ, người ta dễ dàng bắt gặp một tiệm nhỏ mang tên "Bánh xèo Nhật Bản" khá dễ thương với hình cô bé cầm ô mặc áo kimono đáng yêu ngay trước cửa. Không chỉ có vậy, kèm thêm dòng chữ "Món ngon Nhật 35K", quán đã gây hiếu kì với những "tay thợ săn lùng" các địa chỉ "thơm ngon bổ rẻ" của đất Hà Nội.
     
    Đúng như tên gọi, món chủ đạo tại đây chính là Bánh xèo Nhật. Có lẽ giờ nhắc đến món này, nhiều người đã không còn thấy mới mẻ. Nhất là cách đây ít lâu, tại phố Ngọc Hà mọc lên một tiệm bánh xèo Nhật "phá giá" thị trường - 35.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, nếu đã thưởng thức, bạn sẽ biết tiệm này chỉ có một loại bánh xèo duy nhất được làm từ rau bắp cải cùng khoai mỡ, thịt heo, có độ dày nhất định, làm chín bằng hơi nên xốp xốp, mềm mềm. Còn ở quán trên phố Trấn Vũ, cũng là món bánh xèo ấy nhưng lại phong phú hơn với 3 loại nhân: gà, heo, hải sản. Hơn nữa, tại đây có dòng "bánh xèo đặc biệt", với nguyên liệu và cách chế biến thú vị, ngon miệng hơn. Tất nhiên, giá cũng nhỉnh lên chút xíu - 45.000 đồng/chiếc. Và theo đánh giá của nhiều khách hàng, trong serie bánh đặc biệt thì bánh xèo nhân hải sản là thứ đáng đồng tiền bát gạo nhất.
     
    nha-hang-20
    Đó vẫn là thứ bánh được phủ bên trên bởi những "đường vẽ" mayonaise cùng nước sốt đẹp mắt. Kích cỡ bánh khá to, vừa một chiếc đĩa lớn. Trông qua tưởng chừng hơi no mắt song thực tế, bánh làm mỏng nên để một người ăn hết chiếc bánh này có lẽ chỉ là chuyện vặt. Đặc biệt, bánh không xốp mềm mà lại giòn giòn, cháy cạnh, rất ráo mỡ, nhân mực và tôm sần sật khiến người ăn càng thêm thích thú. Chính nhờ ưu điểm này mà bánh chẳng hề gây ớn ngấy.
    Nguyên liệu bánh cũng không đơn điệu với bắp cải và khoai mỡ như thông thường. Dù không tinh mồm, bạn vẫn dễ dàng phát hiện ra nó có thêm một loại rau củ gì đó rất thơm, mang hương vị đặc trưng riêng. Nhưng nếu tò mò hỏi thì bạn cũng sẽ chẳng được giải đáp đâu, bởi chủ quán cho biết đó là bí quyết "tuyệt mật" của cửa hàng. Thêm một ưu điểm nữa, có lẽ do cửa hàng mới mở, còn đang trong giai đoạn "chiêu khách" nên với mức giá 45.000 đồng mà nhân bánh khá đầy đặn, nhiều tôm, mực.
     
    nha-hang-21
    Cơm trộn Hàn Quốc.
    nha-hang-22
    Thịt gà xiên nướng.
    Nhìn chung, kiểu bánh xèo hải sản này khá vui miệng và dễ thưởng thức, xứng đáng là món đinh của quán. Ngoài ra, tuy treo biển "Bánh xèo Nhật" song tại đây còn phục vụ rất nhiều món ăn khác, không chỉ "made in Japan" mà còn thêm cả các món của xứ Kim Chi như cơm cuộn, cơm trộn Hàn Quốc, cơm rang kim chi, mì Udon xào cay... với mức giá trung bình khoảng 45.000 đồng/món, có lẽ cũng sẽ mang lại nhiều khám phá thú vị cho bạn.
    Bên cạnh đó, có một điểm cần lưu ý, các món Nhật với Hàn không thể chế biến theo tác phong công nghiệp, mà khi khách gọi xong thường phải mất chừng 15 phút mới ra lò. Bởi vậy, quán này có lẽ không hợp với những ai hay "sốt xình xịch", muốn mọi thứ phải luôn và ngay. Tốt nhất là tới đây, bạn hãy cứ bĩnh tĩnh tám chuyện với bạn bè để chờ đợi món ăn. Và kể cả khi đồ ăn đã ra thì cũng hãy nhẩn nha thưởng thức để chờ đợi món kế tiếp.
    Địa chỉ: Bánh Xèo Nhật, 54 Trấn Vũ, Ba Đình, Hà Nội.

    Read More

    Blogger templates